Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Checklist for usability testing


Tại sao phải sử dụng checklist trong kiểm thử
·                     Theo quan điểm của tôi, nó có một vài lợi ích chính mà bạn đạt được khi sử dụng checklist
·                     Checklist có thể bảo đảm tất cả các yêu cầu của client sẽ được đảm bảo trong quy trình kiểm thử
·                     Checklists cón thể đảm bảo rằng phần mềm được kiểm tra với mức bao phủ cần thiết
·                     Checklists có thể giảm bớt bỏ quên lỗi cho tester
·                     Checklist có thể giúp công việc kiểm thử đảm bảo mức đúng đắn/ chính xác cho phần mềm
·                     Checklist có thể giúp tester bao quát được  vùng kiểm thử
·                     Checklist có thể giúp tester nhìn rõ thấy quy trình kiểm thử
·                     Checklist có thể tăng cường sự phối hợp giữa các nhóm tham gia khác liên quan tới nhau trong quy trình  kiểm thử phần mềm

Dưới đây, tôi chọn một vài tiêu chí cho các trường hợp test, mỗi tiêu chí đi kèm với với các ví dụ cụ thể giúp bạn thực hiện công việc kiểm thử tính khả dụng một cách tốt hơn:


User experience  
·                     Kiểm tra định dạng các thông tin hiển thị thích hợp với mức tương phản với bakground
·                     Kiểm tra / xác nhận rằng mọi thao tác người dùng có thể sử dụng các chức năng chính ngoài các hệ thống không cần thiết
·                     Kiểm tra/ xác nhận người dùng nhận được các thông báo lỗi cho các thông tin không hợp lệ VD: thông tin đăng nhập
·                     Kiểm tra người dùng có thể đăng nhập vào site của bạn, khi đó hệ thống phải chỉ dẫn tốt cho người dùng sau khi đăng nhập thành công
·                     Kiểm tra thao tác người dùng có thể thi hành hệ thống với phần cứng
·                     Kiểm tra tất cả các buttons, checkboxes, radio buttons.. khi click
·                     Kiểm tra/ xác nhận người dùng nhận được thông tin pop-up trước khi ứng dụng được thay đổi 
·                     Kiểm tra người dùng có thể thoát ra từ bất kỳ thao tác nào khỏi hộp thoại phức tạp (complex dialog)
·                     Kiểm tra/ xác nhận người dùng có thể sử dụng thông tin liên hệ có sẵn
·                     Kiểm tra/ xác nhận rằng người dùng có thể so sánh các sản phẩm khác (Nếu có liên quan)
·                     Kiểm tra/ Xác nhận rằng mọi thao tác/ hoạt động được kết thúc với thời gian hợp lý
·                     Kiểm tra/ Xác nhận rằng người dùng có thể truy cập vào chỉ dẫn “help” một cách dễ dàng
·                     Kiểm tra/ xác nhận rằng website của bạn tương thích với nhiều kích thước độ phân giải màn hình khác nhau
·                     Kiểm tra/ xác nhận rằng người sử dụng có thể truy cập nhanh vào thông tin website
·                     Kiểm tra/ xác nhận rằng người dùng nhận được một đăng ký chờ duyệt

Information and visibility

·                     Kiểm tra/ xác nhận các trường không cho phép chọn phải ở dạng disable
·                     Kiểm tra/ xác nhận cú pháp/ kiểu ngôn ngữ viết của bạn được viết đơn giản cho người dùng cuối
·                     Kiểm tra/ xác nhận rằng các thông tin không cần thiết thì không nằm trong phần nội dung của quảng cáo
·                     Kiểm tra/ xác nhận rằng logo của công ty bạn được hiển thị trên tất cả các vùng có liên quan
·                     Kiểm tra/ xác nhận rằng người dùng nhận đươc thông báo lỗi khi thao tác có lỗi xảy ra không hợp lệ
·                     Xác nhận rằng bạn có không gian hiển thị giữa các thông báo, các trường, các label … một cách hợp lý
·                     Xác nhận rằng tất cả các hình ảnh/ video phải có mô tả  thích hợp.
·                     Chắc chắn rằng nội dung của bạn được viết bằng chữ in thường/ in hoa
·                     Xác nhận rằng nội dung của bạn không có lỗi chính tả
·                     Xác nhận rằng những thông tin quan trọng phải được định dạng nổi bật
·                     Chắc chắn rằng nội dung của bạn luôn được cập nhật
·                     Xác nhận tất cả các pages/ grids phải có title


Navigation

·                     Kiểm tra/ Xác nhận rằng bạn không có bất kỳ “Drop – down” list nào chứa quá nhiều record
·                     Xác nhận thanh navigation “Tabs” được trỏ đến vị trí thích hợp khi có lệnh
·                     Kiểm tra/ Xác nhận website bạn phải có một “site map” có thể giúp người dùng end user
·                     Kiểm tra/ xác nhận người dùng di chuyển thuận tiện các phím tabs/ pages với các option trả về tab/page hiện tại có những gì
·                     Kiểm tra/ xác nhận thanh cuộn “scrolling” phải sẵn có trong vùng thích hợp
·                     Kiểm tra/ xác nhận người dùng không thể chèn thông tin đầu vào trên các danh sách “drop-down” list
·                     Kiểm tra tất cả các link liên kết được cấu hình bởi các chữ cái (?)
·                     Kiểm tra/ xác nhận tất cả các trường textbox, các button liên quan đến việc di chuyển giữa các tabs/ pages với nhau


Site links

·                     Chắc chắn các chức năng chính phải được cấu hình như các button chứ không phải dạng link liên kết.
·                     Kiểm tra/ xác nhận tất cả các link được cấu hình với các phạm vi mong muốn
·                     Kiểm tra các link liên kết được đánh dấu bởi màu sắc thích hợp
·                     Chắc chắn rằng người dùng nhận được thông báo thích hợp đối với các trường hợp bị delay giữa các link được chọn và các tham chiếu được gửi tới
·                     Kiểm tra/ xác nhận rằng không có có liên kết link nào bị hỏng

Search fields

·                     Kiểm tra/ xác nhận sẽ có lựa chọn cho keysearch đề nghị nếu người dùng search mà trả về kết quả rỗng
·                     Kiểm tra/ xác nhận màn hình hiển thị thông báo cho bất kỳ trường hợp nào bị delay trong quá trình tìm kiếm
·                     Xác nhận rằng phải có màn hình hiển thị thông báo thích hợp nếu kết quả search trả về null
·                     Kết quả tìm kiếm được hiển thị tương ứng với thuộc tính kết quả tìm kiếm
·                     Kiểm tra/ xác nhận bộ máy tìm kiếm chứa các đối tượng khai thác kết quả khác nhau (ví dụ bằng kết quả tìm kiếm hoặc gần giống với kết quả tìm kiếm, kết quả tìm kiếm tương tự,….)
·                     Xác nhận rằng người dùng có thể lọc kết quả tìm kiếm với một vài tiêu chí tìm kiếm khác  nhau
·                     Kiểm tra/ xác nhận rằng phải có màn hình hiển thị thông báo thích hợp nếu người dùng chèn vào các ký tự đặc biệt
·                     Kiểm tra rằng việc hiển thị kết quả tìm kiếm không được nhân đôi kết quả tìm kiếm giống nhau
·                     Xác định trang hiển thị kết quả tìm kiểm phải rõ ràng
·                     Xác nhận thanh công cụ tìm kiếm phải được đặt ở vị trí thích hợp
·                     Xác nhận/ kiểm tra kết quả tìm kiếm phải được hiển thị theo thứ tự hợp lý
·                     Xác nhận/ kiểm tra người dùng có thể bắt đầu tìm kiếm trên bàn phím keyboard
·                     Mặc định, website của bạn phải có một thanh công cụ tìm kiếm, kích thước, font, size, màu sắc thích hợp
·                     Kiểm tra/ xác nhận kết quả tìm kiếm trả về phải chính xác

Tham khảo tại https://userium.com/